Đèn lồng xuất hiện ở Hội An từ những năm đầu thế kỉ 16, khi Hội An còn là thương cảng faifo sầm uất, lồng đèn theo các thuyền buôn của người Nhật và người Trung Hoa cập cảng Hội An, gần một nửa người dân ở Hội An là người gốc Hoa nên chiếc đèn lồng là sự pha trộn tinh tế giữa đèn lồng truyền thống của người Hoa Kiều nhưng lại mang dáng dấp vô cùng đặc trưng của người dân phố Hội. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố, chiếc đèn lồng gắn bó với nơi đây và trở thành biểu tượng của Hội An từ ngày được UNESCO công nhận là di sản văn hóa đến nay, Hội An là di sản vật thể thì đèn lồng chính là di sản phi vật thể được người dân và khách du lịch nơi đây gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của nó.
Để làm ra một chiếc đèn lồng xinh xắn như chúng ta thấy thì không đơn giản chút nào, phải trải qua nhiều công đoạn và được thực hiện bởi những người thợ thủ công lành nghề, mỗi một người đảm nhận một công đoạn riêng.
+ Đầu tiên là việc vót nan tre, tre để làm đèn lồng phải được lựa chọn kĩ là loại tre già, ngâm đủ 10 ngày để tránh mối mọt, sau đó được chẻ ra và phơi khô dưới cái nắng hè giòn tan của xứ Quảng, sau khi tre đã khô đủ độ nhưng vẫn đảm bảo được màu sắc của tre tươi thì người thợ thủ công bắt đầu vót từng nan tre cho phù hợp với kích thước và loại đèn, tất cả công đoạn vót nan đều được thực hiện thủ công và vô cùng khéo léo.
+ Nan được gắn vào 2 vòng gỗ ở 2 đầu sau đó được kết nối bằng các sợi dây dù. Cuối cùng người thợ sẽ dùng tay chỉnh sửa để có một khung đèn cân xứng.
+ Vải được bọc đèn thường là vải xoa hoặc vải lụa tơ tằm nhiều màu sắc, có độ dai để khi căng ra không bị rách.
– Trước tiên vải được cắt ra làm nhiều mảnh tùy theo kích thước của đèn sau đó được bôi keo rồi dán lên khung đèn.
-Khi căng vải đòi hỏi người thợ phải cực kỳ khéo léo để căng thẳng góc ở những đoạn cong.
-Dán vải xong, người thợ sẽ dùng kéo để cắt tỉa sau đó dùng chuôi gắn vào khung đèn.
+ Chuôi đèn được làm bằng sợi tơ nhân tạo gắn với một viên bi gỗ. Phải mất 4 ngày từ khi vót nan cho đến khi một sản phẩm hoàn thiện,các xưởng lồng đèn ở Hội An đều có một lượng khung đèn dự trữ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng, nếu chỉ là đèn lụa trơn hay lụa tơ tằm bình thường,du khách có thể chọn mua và người thợ thủ công sẽ làm ngay tại xưởng, chỉ vài vòng thăm thú phố cổ và quay lại xưởng,bạn đã sở hữu một sản phẩm đèn lồng về làm quà hoặc kỉ niệm đến thăm phố cổ.
Ngày nay với sự tìm tòi và phát triển không ngừng, Hội An có hàng chục loại đèn lồng khác nhau, từ đèn lồng tre truyền thống nhiều màu sắc đến đèn lồng gỗ chạm trỗ tinh xảo, đèn lồng sắt cho các không gian hiện đại và đèn kéo quân đặc trưng của phố Hội.
Đến Hội An, các bạn hãy ghé qua xưởng đèn hội an của chúng tôi (liên hệ Mr. Trí 0944910121), đây là một xưởng đèn lồng lâu đời và nổi tiếng của phố Hội, bạn có thể tự tay mình làm ra chiếc đèn lồng dưới sự hướng dẫn của người thợ thủ công ở đây, thật thú vị khi vừa có thể tham quan, vừa tự tay làm ra chiếc đèn lồng truyền thống mang về làm quà, hãy đến để được trải nghiệm.
làm đèn lồng hội an thật công phu, ủng hộ đèn lồng việt truyền thống hết mình.
Pingback: Quy trình làm đèn lồng Hội An | denlongviet