Hội An là một đô thị cổ với rất nhiều làng nghề truyền thống, vang danh khắp trong nước và quốc tế. Xưa nay, nói đến làng nghề Hội An người ta thường nói đến gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, ít ai nói đến nghề làm đèn lồng. Song những năm gần đây, ở Hội An, nghề làm đèn lồng rất phát triển và thu hút nhiều lao động. Người Hội An luôn tự hào về những chiếc đèn lồng do chính bàn tay mình làm nên.
Hình ảnh chiếc đèn lồng Hội An đã được phổ biến khắp cả nước, và cũng rất được du khách quốc tế yêu thích và mua về làm quà khi đặt chân đến Hội An. Ðèn lồng ở Hội An có nhiều kích cỡ, nhiều hình thù, từ hình tròn, bát giác, lục giác, hình trái bí, củ tỏi giản đơn đến những chiếc đèn kéo quân, hình rồng, hình con cá với đủ sắc màu…
Để làm được một chiếc đèn lồng cũng rất công phu. Tre làm lồng đèn phải là tre già ngâm với nước muối 10 ngày để chống mối, mọt, sau đó phơi khô, vót mỏng tuỳ theo kích cỡ của từng loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, có độ dai dể khi căng không bị rách và người thợ căng vải cần có kỹ thuật để thẳng góc ở những đoạn cong. Phải mất 4 ngày từ khi vót nan cho đến khi hoàn thiện xong 2 chiếc đèn lồng cộng với công đoạn vẽ, trang trí.
Đèn lồng Hội An hiện nay đa dạng về màu sắc, chất liệu và kiểu dáng. Các nghệ nhân đã nghiên cứu và sản xuất những loại lồng đèn khi mang đi xa có thể xếp nhỏ, gọn.
Vào đêm trăng rằm, những chiếc đèn lồng lung linh dưới ánh trăng treo trước cửa mọi nhà. Đường phố cổ khi đó không tiếng xe, không ánh đèn điện, những chiếc đèn lồng càng lộng lẫy khoe sắc trước sự ngạc nhiên, thú vị của hàng vạn khách du lịch.
(nguồn tin Flavour)
Pingback: Đèn lồng Hội An lục giác gấm long phụng may mắn | Đèn lồng gỗ
Mình phải học cách làm ngay một cái đèn lồng cho riêng mình mới được, thật tuyệt vời.
Phải học tập và làm ngay một cái đèn Hội An xinh xắn
đèn lồng Hội An thất lung linh