Hội An là một đô thị cổ nhỏ bé, vừa có sông, vừa có biển nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc dãi đất hẹp miền Trung, cách thành phố Đà Nẵng 30km. Từ thế kỉ XVI-XVIII, Hội An nổi tiếng là một thương cảng sầm uất với cái tên là Faifo, tại đây, thuyền buôn khắp các châu lục đổ về sông Hoài, tạo nên một khung cảnh buôn bán nhộn nhịp, nhiều nhất là thuyền buôn của người Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Hoa, bởi sự giao thoa văn hóa từ lâu đời nên hiện nay ở Hội An có hẳn 1 khu phố của người Nhật khi xưa đã từng sống ở đây đó là phía trên chùa Cầu, phía dưới chùa Cầu là dãy năm hội quán của người Trung Hoa đã và đang sinh sống tại Hội An.

Phố cổ Hội An đẹp lung linh trong ánh đèn lồng
Phố cổ Hội An đẹp lung linh trong ánh đèn lồng

Đến Hội An, du khách có thể trải nghiệm thú vị và thưởng thức vẻ đẹp của thành phố vào nhiều khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Buổi sáng tại Hội An là lúc yên bình nhất, trời trong xanh với một chút nắng sớm, đôi ba gánh hàng xôi đậu xanh, xôi bánh dày trên đôi vai những người phụ nữ đội nón lá, xe đạp học sinh ngang qua phố, những ngôi nhà cổ đóng cửa ngủ say, chỉ còn những lẵng hoa đung đưa trong nắng, không hàng quán…, du khách chỉ việc thong thả đi dạo và hít đầy lồng ngực không khí mát lành, tưới mới ấy. Buổi trưa là thời điểm thích hợp để tham quan dạo quanh phố cổ, mua vài ba chiếc đèn lồng, đặt may nhanh những bộ áo quần và ăn những món đặc sản như cơm gà, cao lầu, bánh bông hồng trắng… Buổi chiều, khách du lịch thường tấp nập về bãi biển Cửa Đại hoặc An Bàng, vừa tắm biển, thả diều và thưởng thức hải sản tươi rói vừa được bắt vào bờ, ngồi ngắm biển và nhâm nhi chút thức ăn, cảm nhận cái hơi mặn của biển cho đến khi những bóng đèn hột vịt được thắp sáng. Về đêm là thời điểm thích hợp nhất trong ngày để dạo phổ, các con phố trong khu phố cổ đều lên đèn, đó là ánh sáng đèn lồng thay thế cho đèn neon, phố trở nên thơ mộng biết bao khi được thắp sáng bởi hàng trăm đèn lồng đầy màu sắc và ôm gọn sông Hoài giữa lòng phố, thi vị biết bao khi ngồi trên những chiếc ghe nhỏ, thả đèn hoa đen và ngắm phố đầy màu sắc và nhộn nhịp những bước chân lữu hành. Đêm khuya hơn một chút, Hội An trở về như thưở thế kỉ XVII, XVIII bởi phố đã yên bình sau một ngày dài tấp nập du khách, đến lúc này chỉ còn những chiếc đèn lồng soi sáng phố phường, mái ngói âm dương, đôi ba ngôi nhà cổ tựa vào nhau, tiếng rao bánh chưng, trứng vịt lộn xuyên màn đêm phục vụ cho nhu cầu ăn khuya của người phố Hội.

Kết thúc một ngày ở Hội An, không đủ dài những vừa đủ để du khách khám phá những nét đẹp của phố, để khi mua những chiếc đèn lồng về làm kỉ niệm, người lữ khách sẽ nhớ mãi, lưu luyến mãi và lại tìm về với Hội An.

3 thoughts on “Phố cổ Hội An

  1. Pingback: Dép chiếu hạt cườm bản tròn | Đèn lồng Việt - Đèn lồng Hội An

  2. Pingback: Túi con sò gấm Hội An | Đèn lồng Việt - Đèn lồng Hội An

  3. Pingback: Tranh đá gia đình 3 người | Đèn lồng Việt - Đèn lồng Hội An

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *